Ta sợ vô cùng những giây phút ấy! Lòng trỗng rỗng , không biết vì điều gì làm ta nghèn nghẹn. Nước mắt ứ đọng, như vón cục bên trong. Một mong ước giản đơn thôi!_được khóc!
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013
2/4
Không phải ai cũng tin rằng Trịnh Công Sơn là con trai của một cầu thủ nổi tiếng ở Cao nguyên hơn 60 năm trước, cũng ít người tin nhạc sỹ tài hoa này có tới 3 quả thận và nếu không có một bước ngoặt liên quan đến thể thao, có thể ông đã trở thành một võ sư...
>> Những điều ít biết về vợ sắp cưới của Đan Trường
>> Phương Linh đẹp lung linh như đóa hoa
>> Hiền Thục đang hạnh phúc với mối tình 10 năm
>> Hiệp "Gà" khóa máy sau “sự cố” đánh đu trên di tích
>> Những sao Việt sở hữu đôi chân không đẹ
Duyên và nợ với thể thao
Tuy nhiên, có bữa phe anh cũng thua tơi bời hoa lá. Anh không thể nào cứu nổi bồ, khi Tâm mập chơi bết bát quá. Trong khi 2 tay Bạch và Tín ngang sức, ngang tài. Chúng tôi chơi giải trí không ăn tiền. Cá độ bằng những chầu cà phê, bữa cơm trưa hoặc chầu bia tùy theo giờ giấc sáng, trưa, chiều và có lúc cả buổi tối nữa…”
Thậm chí, năm 1988, trong tùy bút “Về một thành phố tôi đã xa”, Trịnh Công Sơn đã hoài niệm và gắn với môn thể thao mình yêu thích: “…Tôi soi vào quá khứ và tôi nhìn thấy tôi ở biển trong những ngày biển động và biển lặng. Tôi nhìn thấy tôi lang thang trên đường phố Quy Nhơn một mình. Một mình đánh billard ở đường Võ Tánh. Một mình nằm ngủ trong căn nhà trọ vào giờ giấc mà mọi người sum họp vui vầy với nhau…”
Tưởng chừng chon người rất có duyên với thể thao, từng mơ ước trở thành ông thầy dạy võ, hoặc một VĐV cừ khôi đã có ngã rẽ quyết định của mình: một tai nạn khi tập võ cùng em trai đã khiến chàng thanh niên sôi nổi Trịnh Công Sơn nằm bẹp gần 2 năm trời, đó là những ngày tháng Trịnh Công Sơn đã tìm cho mình một lẽ sống mới, một đam mê mãnh liệt mới: âm nhạc…
Hết đam mê nghiệp võ
Điều không ngờ là thể thao đã góp phần tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời Trịnh Công Sơn: Năm 1957 trong chuyến về thăm nhà giữa năm học, một lần nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tập thể thao với em trai kế Trịnh Quang Hà. Cậu em tung đòn vai, Trịnh Công Sơn ngã xuống sàn, cùi chỏ Hà vô tình đập vào ngực Sơn làm vỡ mạch máu phổi.
Về chuyện này, ông Trịnh Quang Hà kể rằng cả ông và Trịnh Công Sơn lúc trẻ tuổi đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ.
Hình như chỉ một lần, Trịnh Công Sơn thổ lộ: “Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận.
Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.
Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người”.
Ông từng chia sẻ: “Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một nhắn nhủ thầm kín về những tuyệt vọng và cũng là nỗi lòng tiếc nuối không nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà tôi đã một thời gia sẽ những buồn vui với mọi người”.
Kiến thức âm nhạc sẵn có Trịnh Công Sơn tìm vào thế giới âm thanh như một lối thoát, một khúc quanh, một ngã rẽ tình cờ của thân phận vô thường.
Không chỉ có thế, theo nhận xét của nhiều người “Nhạc của ông đã có đường bay nghệ thuật riêng. Ca từ của Trịnh có mãnh lực diệu kỳ cuốn hút người thưởng ngoạn nghệ thuật…”
“Ướt mi” là ca khúc ra mắt công chúng đầu tiên của Trịnh Công Sơn sau khi rời giường bệnh:
…Buồn ơi trong đêm thâu,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Tình ta đêm về,
Có ấm từng cơn mơ em chưa...
Trong tản văn có tên “Một cõi đi về” đăng trên tạp chí Sóng Nhạc năm 1992, Trịnh Công Sơn viết:
“Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
…
Cái mất không bao giờ mất hẳn
Cái còn không hẳn mãi là còn”
Nói theo cách của nhà báo thể thao nổi tiếng Chánh Trinh (Lý Quý Chung): “Nếu người em trai của Sơn không tung một cú quật, khiến ngực anh đập mạnh xuống sàn nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm giường suốt hai năm, thì chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn... (chưa hẳn xuất sắc?) và mất đi một Trịnh Công Sơn - tài năng âm nhạc…
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn sách “Trịnh Công Sơn: Tôi là ai, là ai…”, các báo và internet)
>> Những điều ít biết về vợ sắp cưới của Đan Trường
>> Phương Linh đẹp lung linh như đóa hoa
>> Hiền Thục đang hạnh phúc với mối tình 10 năm
>> Hiệp "Gà" khóa máy sau “sự cố” đánh đu trên di tích
>> Những sao Việt sở hữu đôi chân không đẹ
Duyên và nợ với thể thao
Đôi kính cận, thân hình gầy nhỏ, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn không cho thấy thể chất có bất kỳ điều gì liên hệ với thể thao. Nhưng đây không phải là câu chuyện của ngày nói dối (1/4) mà sự thật một góc nhỏ của Trịnh Công Sơn là thể thao. Thậm chí chính thể thao đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời nhạc sỹ tài hoa này.
Trinh Công Sơn thuở trai trẻTrịnh Công Sơn mất ngày 1/4/2001, tờ báo (gần như là vinh dự) được bạn bè và gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đăng cáo phó là một tờ báo thể thao: tờ Thể Thao Ngày Nay.
Số báo sáng ngày 2/4/2001, bức hình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và thông tin đã mất chiếm gần chiếm trọn trang nhất.
Nhà thơ Mai Linh - bạn thân thiết của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhớ lại: “Khi Sơn chết thật, tờ báo đầu tiên đăng bài của tôi về kỷ niệm với Trịnh Công Sơn ở Huế năm 1977 là tờ Thể Thao Ngày Nay do Đỗ Hóa làm. Báo ra lúc 5h00 sáng ngày 2/4.
Đỗ Hóa đùa bảo: “Trịnh Công Sơn chết rồi mới biết chơi thể thao. Cả đời chỉ biết cử tạ (nâng ly và đặt ly) nhưng lại được ông Mai Linh cáo phó ở báo thể thao”. Đỗ Hóa là võ sư nổi tiếng và cũng nổi tiếng về sự hào hiệp”.
Lúc ấy ông Đỗ Hóa đang là Thư ký tòa soạn tờ Thể Thao Ngày Nay, là người quảng giao quen biết rộng với giới thể thao và văn nghệ sỹ. Ông Đỗ Hóa cũng đặc biệt thân thiết với gia đình ca sỹ Hồng Nhung.
Bởi thế nên ông Hóa cũng được coi là quen thân với nhạc sỹ họ Trịnh. Tiếc là nhà báo Đỗ Hóa mất sau Trịnh Công Sơn hơn hai năm vì chứng ung thư.
Thực ra, ông Đỗ Hóa nói Trịnh Công Sơn cả đời chỉ biết mỗi môn thể thao nâng ly và đặt ly (ý nói Trịnh Công Sơn sành và thích uống rượu) chỉ là cách nói vui. Trịnh Công Sơn đã có thời đam mê thể thao hơn cả đam mê sáng tác nhạc. Không những thế, một trong những bi kịch của đời ông liên quan đến thể thao.
Mê thể thao trước khi mê âm nhạc
Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Trịnh Công Sơn có ham muốn trở thành nhạc sỹ từ khi nào?”.
Câu hỏi này đã được chính Trịnh Công Sơn giải đáp trong tùy bút “Phác thảo chân dung tôi”. Tùy bút có đoạn: “Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong...
Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...”
Nhiều người bạn của Trịnh Công Sơn khẳng định “Thời trai trẻ, Trịnh Công Sơn có một thân hình rắn chắc, khoẻ mạnh, thích chơi thể thao. Sơn không chỉ luyện tập điền kinh, mà còn học cả Vovinam (Việt võ đạo) đến đai nâu”.
Có tài liệu nói rằng khi còn là học sinh, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn còn đoạt giải trong một cuộc thi điền kinh.
Họa sỹ Trịnh Cung - người bạn với Trịnh Công Sơn từ năm 1958 đã nhận xét: “Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về Nhu Ðạo (Judo) và Boxing”.
Người em trai của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là ông Trịnh Mạnh Hà kể lại trong hồi ức là: “Tôi và anh Trịnh Công Sơn lúc trẻ tuổi đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ. 18-19 tuổi rồi mà chỉ thấy anh mê võ. Nhà có một cây đàn guitar gỗ cũ nhưng rất ít khi anh Sơn sờ tới.
Anh thường mân mê cặp găng boxer, tập đi bài quyền của phái Vovinam, nghiên cứu và luyện võ theo sách nhu đạo. Anh thường xuyên nói chuyện võ chứ không nghe anh nói chuyện nhạc bao giờ”.
Sau này, khi sức khỏe không còn cho phép Trịnh Công Sơn chơi những môn thể thao đòi hỏi thể lực thì vẫn có một môn mà Trịnh Công Sơn mê và chơi rất hay: Bida.
Ông Nguyễn Thanh Ty - một người bạn cùng học trường sự phạm Quy Nhơn khóa 1 (1962-1964) với Trịnh Công Sơn. Ông Ty, Trịnh Công Sơn và vài người bạn thân khác sống chung một nhà, sinh hoạt vui chơi với Trịnh Công Sơn tại Bảo Lộc (B’Lao) – Lâm Đồng cho tới năm 1967 - đã kể trong cuốn hồi ký của mình: “Thường trực ở bàn bida, bọn chúng tôi gồm 5 đứa. Sơn (Trịnh Công Sơn- PV), Tâm “mập” (tức Nguyễn Hảo Tâm phân biệt với Tâm “lùn” tức Nguyễn Văn Tâm), Nguyễn Đức Tín, Ngô Thanh Bạch và tôi. Chia thành 2 phe, trường kỳ quyết đấu. Sơn và Tâm “mập” một phe. Tín và Bạch một phe. Tôi bị cho ra rìa vì đánh quá dở. Không bao giờ đi một “cơ” được 3 điểm…
Riêng Sơn, tôi thích ngắm nhìn cái dáng của anh nhất. Người dong dõng, 2 chân dài, anh đứng thẳng người, 2 chân chụm lại, cúi xuống mặt bàn tạo thành một hình thước ở thắc lưng. Anh đặt tay trái xuống mặt bàn, hai ngón út và đeo nhẫn xoè ra hình rẽ quạt tựa xuống mặt nỉ, ngón giữa đỡ ngón cái và ngón trỏ đan hợp nhau thành một vòng tròn, ôm khít khao đầu ngọn cơ.
Trước khi quyết định một đường banh, anh chăm chú nhìn 3a trái bi, tay cầm cục ‘lơ’ miết miết trên đầu ‘cơ’. Khi anh bỏ cục ‘lơ’ xuống thành bàn là đường ‘cơ’ đã quyết định. Anh đánh thong thả, nhẹ nhàng, xoay quanh bốn cạnh bàn một cách khoan thai, từ tốn, không một chút phí sức. Tối thiểu một đường cơ của anh phải từ năm điểm trở lên.
Trinh Công Sơn thuở trai trẻTrịnh Công Sơn mất ngày 1/4/2001, tờ báo (gần như là vinh dự) được bạn bè và gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đăng cáo phó là một tờ báo thể thao: tờ Thể Thao Ngày Nay.
Số báo sáng ngày 2/4/2001, bức hình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và thông tin đã mất chiếm gần chiếm trọn trang nhất.
Nhà thơ Mai Linh - bạn thân thiết của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhớ lại: “Khi Sơn chết thật, tờ báo đầu tiên đăng bài của tôi về kỷ niệm với Trịnh Công Sơn ở Huế năm 1977 là tờ Thể Thao Ngày Nay do Đỗ Hóa làm. Báo ra lúc 5h00 sáng ngày 2/4.
Đỗ Hóa đùa bảo: “Trịnh Công Sơn chết rồi mới biết chơi thể thao. Cả đời chỉ biết cử tạ (nâng ly và đặt ly) nhưng lại được ông Mai Linh cáo phó ở báo thể thao”. Đỗ Hóa là võ sư nổi tiếng và cũng nổi tiếng về sự hào hiệp”.
Lúc ấy ông Đỗ Hóa đang là Thư ký tòa soạn tờ Thể Thao Ngày Nay, là người quảng giao quen biết rộng với giới thể thao và văn nghệ sỹ. Ông Đỗ Hóa cũng đặc biệt thân thiết với gia đình ca sỹ Hồng Nhung.
Bởi thế nên ông Hóa cũng được coi là quen thân với nhạc sỹ họ Trịnh. Tiếc là nhà báo Đỗ Hóa mất sau Trịnh Công Sơn hơn hai năm vì chứng ung thư.
Thực ra, ông Đỗ Hóa nói Trịnh Công Sơn cả đời chỉ biết mỗi môn thể thao nâng ly và đặt ly (ý nói Trịnh Công Sơn sành và thích uống rượu) chỉ là cách nói vui. Trịnh Công Sơn đã có thời đam mê thể thao hơn cả đam mê sáng tác nhạc. Không những thế, một trong những bi kịch của đời ông liên quan đến thể thao.
Mê thể thao trước khi mê âm nhạc
Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Trịnh Công Sơn có ham muốn trở thành nhạc sỹ từ khi nào?”.
Câu hỏi này đã được chính Trịnh Công Sơn giải đáp trong tùy bút “Phác thảo chân dung tôi”. Tùy bút có đoạn: “Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong...
Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...”
Trịnh Công Sơn (bìa phải) thời đi học
Vậy thì năm 1956 - 1957 chàng thanh niên Trịnh Công Sơn lúc ấy đam mê và theo đuổi điều gì? Câu trả lời là thể thao.Nhiều người bạn của Trịnh Công Sơn khẳng định “Thời trai trẻ, Trịnh Công Sơn có một thân hình rắn chắc, khoẻ mạnh, thích chơi thể thao. Sơn không chỉ luyện tập điền kinh, mà còn học cả Vovinam (Việt võ đạo) đến đai nâu”.
Có tài liệu nói rằng khi còn là học sinh, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn còn đoạt giải trong một cuộc thi điền kinh.
Họa sỹ Trịnh Cung - người bạn với Trịnh Công Sơn từ năm 1958 đã nhận xét: “Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về Nhu Ðạo (Judo) và Boxing”.
Người em trai của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là ông Trịnh Mạnh Hà kể lại trong hồi ức là: “Tôi và anh Trịnh Công Sơn lúc trẻ tuổi đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ. 18-19 tuổi rồi mà chỉ thấy anh mê võ. Nhà có một cây đàn guitar gỗ cũ nhưng rất ít khi anh Sơn sờ tới.
Anh thường mân mê cặp găng boxer, tập đi bài quyền của phái Vovinam, nghiên cứu và luyện võ theo sách nhu đạo. Anh thường xuyên nói chuyện võ chứ không nghe anh nói chuyện nhạc bao giờ”.
Cùng các bạn ở Sư phạm Quy Nhơn
Sau này, khi sức khỏe không còn cho phép Trịnh Công Sơn chơi những môn thể thao đòi hỏi thể lực thì vẫn có một môn mà Trịnh Công Sơn mê và chơi rất hay: Bida.
Ông Nguyễn Thanh Ty - một người bạn cùng học trường sự phạm Quy Nhơn khóa 1 (1962-1964) với Trịnh Công Sơn. Ông Ty, Trịnh Công Sơn và vài người bạn thân khác sống chung một nhà, sinh hoạt vui chơi với Trịnh Công Sơn tại Bảo Lộc (B’Lao) – Lâm Đồng cho tới năm 1967 - đã kể trong cuốn hồi ký của mình: “Thường trực ở bàn bida, bọn chúng tôi gồm 5 đứa. Sơn (Trịnh Công Sơn- PV), Tâm “mập” (tức Nguyễn Hảo Tâm phân biệt với Tâm “lùn” tức Nguyễn Văn Tâm), Nguyễn Đức Tín, Ngô Thanh Bạch và tôi. Chia thành 2 phe, trường kỳ quyết đấu. Sơn và Tâm “mập” một phe. Tín và Bạch một phe. Tôi bị cho ra rìa vì đánh quá dở. Không bao giờ đi một “cơ” được 3 điểm…
Riêng Sơn, tôi thích ngắm nhìn cái dáng của anh nhất. Người dong dõng, 2 chân dài, anh đứng thẳng người, 2 chân chụm lại, cúi xuống mặt bàn tạo thành một hình thước ở thắc lưng. Anh đặt tay trái xuống mặt bàn, hai ngón út và đeo nhẫn xoè ra hình rẽ quạt tựa xuống mặt nỉ, ngón giữa đỡ ngón cái và ngón trỏ đan hợp nhau thành một vòng tròn, ôm khít khao đầu ngọn cơ.
Trước khi quyết định một đường banh, anh chăm chú nhìn 3a trái bi, tay cầm cục ‘lơ’ miết miết trên đầu ‘cơ’. Khi anh bỏ cục ‘lơ’ xuống thành bàn là đường ‘cơ’ đã quyết định. Anh đánh thong thả, nhẹ nhàng, xoay quanh bốn cạnh bàn một cách khoan thai, từ tốn, không một chút phí sức. Tối thiểu một đường cơ của anh phải từ năm điểm trở lên.
Người nhạc sỹ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam
Tuy nhiên, có bữa phe anh cũng thua tơi bời hoa lá. Anh không thể nào cứu nổi bồ, khi Tâm mập chơi bết bát quá. Trong khi 2 tay Bạch và Tín ngang sức, ngang tài. Chúng tôi chơi giải trí không ăn tiền. Cá độ bằng những chầu cà phê, bữa cơm trưa hoặc chầu bia tùy theo giờ giấc sáng, trưa, chiều và có lúc cả buổi tối nữa…”
Thậm chí, năm 1988, trong tùy bút “Về một thành phố tôi đã xa”, Trịnh Công Sơn đã hoài niệm và gắn với môn thể thao mình yêu thích: “…Tôi soi vào quá khứ và tôi nhìn thấy tôi ở biển trong những ngày biển động và biển lặng. Tôi nhìn thấy tôi lang thang trên đường phố Quy Nhơn một mình. Một mình đánh billard ở đường Võ Tánh. Một mình nằm ngủ trong căn nhà trọ vào giờ giấc mà mọi người sum họp vui vầy với nhau…”
Tưởng chừng chon người rất có duyên với thể thao, từng mơ ước trở thành ông thầy dạy võ, hoặc một VĐV cừ khôi đã có ngã rẽ quyết định của mình: một tai nạn khi tập võ cùng em trai đã khiến chàng thanh niên sôi nổi Trịnh Công Sơn nằm bẹp gần 2 năm trời, đó là những ngày tháng Trịnh Công Sơn đã tìm cho mình một lẽ sống mới, một đam mê mãnh liệt mới: âm nhạc…
Hết đam mê nghiệp võ
Điều không ngờ là thể thao đã góp phần tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời Trịnh Công Sơn: Năm 1957 trong chuyến về thăm nhà giữa năm học, một lần nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tập thể thao với em trai kế Trịnh Quang Hà. Cậu em tung đòn vai, Trịnh Công Sơn ngã xuống sàn, cùi chỏ Hà vô tình đập vào ngực Sơn làm vỡ mạch máu phổi.
Về chuyện này, ông Trịnh Quang Hà kể rằng cả ông và Trịnh Công Sơn lúc trẻ tuổi đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ.
Trịnh Công Sơn và em trai Trịnh Mạnh Hà
Trịnh Công Sơn khi ấy chẳng quan tâm về âm nhạc: "Anh Sơn đã lớn, 18-19 tuổi rồi mà chỉ thấy anh mê võ. Nhà có một cây đàn guitar gỗ cũ nhưng rất ít khi anh Sơn sờ tới. Anh thường mân mê cặp găng boxer, tập đi bài quyền của phái Vovinam, nghiên cứu và luyện võ theo sách nhu đạo. Anh thường xuyên nói chuyện võ chứ không nghe anh nói chuyện nhạc bao giờ.
Cho đến "một buổi sáng mùa hè năm 1957, anh Sơn và tôi tập nhu đạo để chuẩn bị thi lên đai "ma-rông" ở sân nhà trên đường Phan Bội Châu (ngã giữa Huế). Sau một hồi hai anh em tập dượt, quần thảo thì sự cố xảy ra. Khi tôi dùng sức đưa cú đấm "đơ-dem-ê-côn" thì anh Sơn cũng dùng hết sức chặn.
Tôi rị lại, té nhào trên mình anh Sơn và không cưỡng nổi quán tính của đường quyền đang chuyển động, cùi chỏ của tôi theo đà ấn xuống, đập một đòn chí mạng vào ngực anh. Anh Sơn thổ huyết lai láng (gần cả thau) và nằm ngục ngay tại chỗ.
Sau biến cố này, Trịnh Công Sơn nằm liệt giường suốt hai năm. Trong suốt cả năm đầu ông phải húp cháo lỏng và ăn uống cần người đút. Khi Trịnh Công Sơn gượng dậy được thì thú vui của ông là "cây đàn bỏ quên".
Ông Trịnh Quang Hà cho rằng "miếng đòn định mệnh" đã đưa Trịnh Công Sơn từ giấc mơ võ sư sang đời nhạc sĩ.
Sau khi rời giường bệnh, Trịnh Công Sơn đã có một niềm đam mê khác, ông từng thổ lộ với một vài người bạn thân thiết của ông: “Khi rời khỏi giừơng bệnh, trong tôi đã có một một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trổi dậy”.
Thể thao có lẽ không cần phải tiếc khi đã không có một võ sư Trịnh Công Sơn bởi định mệnh từ thể thao đang góp cho âm nhạc nước nhà một báu vật: nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
Vịn âm thanh đứng dậy
Thật ra, rất ít khi Trịnh Công Sơn nhắc đến cú đánh làm thay đổi đời mình (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Đó chỉ là một tai nạn. Những năm từ 1955 cho đến 1960 là một chuỗi ngày u ám của gia đình Trịnh Công Sơn: bố mất, bản thân nằm trên giường bệnh, gia đình phá sản phải chuyển chỗ.
Họa sỹ Trịnh Cung cho rằng: “Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi".Cho đến "một buổi sáng mùa hè năm 1957, anh Sơn và tôi tập nhu đạo để chuẩn bị thi lên đai "ma-rông" ở sân nhà trên đường Phan Bội Châu (ngã giữa Huế). Sau một hồi hai anh em tập dượt, quần thảo thì sự cố xảy ra. Khi tôi dùng sức đưa cú đấm "đơ-dem-ê-côn" thì anh Sơn cũng dùng hết sức chặn.
Tôi rị lại, té nhào trên mình anh Sơn và không cưỡng nổi quán tính của đường quyền đang chuyển động, cùi chỏ của tôi theo đà ấn xuống, đập một đòn chí mạng vào ngực anh. Anh Sơn thổ huyết lai láng (gần cả thau) và nằm ngục ngay tại chỗ.
Sau biến cố này, Trịnh Công Sơn nằm liệt giường suốt hai năm. Trong suốt cả năm đầu ông phải húp cháo lỏng và ăn uống cần người đút. Khi Trịnh Công Sơn gượng dậy được thì thú vui của ông là "cây đàn bỏ quên".
Ông Trịnh Quang Hà cho rằng "miếng đòn định mệnh" đã đưa Trịnh Công Sơn từ giấc mơ võ sư sang đời nhạc sĩ.
Sau khi rời giường bệnh, Trịnh Công Sơn đã có một niềm đam mê khác, ông từng thổ lộ với một vài người bạn thân thiết của ông: “Khi rời khỏi giừơng bệnh, trong tôi đã có một một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trổi dậy”.
Thể thao có lẽ không cần phải tiếc khi đã không có một võ sư Trịnh Công Sơn bởi định mệnh từ thể thao đang góp cho âm nhạc nước nhà một báu vật: nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
Vịn âm thanh đứng dậy
Thật ra, rất ít khi Trịnh Công Sơn nhắc đến cú đánh làm thay đổi đời mình (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Đó chỉ là một tai nạn. Những năm từ 1955 cho đến 1960 là một chuỗi ngày u ám của gia đình Trịnh Công Sơn: bố mất, bản thân nằm trên giường bệnh, gia đình phá sản phải chuyển chỗ.
Bút tích của Trịnh Công Sơn
Hình như chỉ một lần, Trịnh Công Sơn thổ lộ: “Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận.
Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.
Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người”.
Ca từ của Trịnh có mãnh lực diệu kỳ cuốn hút người thưởng ngoạn nghệ thuật
Cũng chính từ tai nạn ấy, từ những tháng ngày nằm trên giường bệnh, từ chỗ phải đối mặt với lằn ranh sinh tử sống/chết, Trịnh Công Sơn luôn day dứt về sự ra đi và ở lại của cuộc đời.Ông từng chia sẻ: “Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một nhắn nhủ thầm kín về những tuyệt vọng và cũng là nỗi lòng tiếc nuối không nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà tôi đã một thời gia sẽ những buồn vui với mọi người”.
Kiến thức âm nhạc sẵn có Trịnh Công Sơn tìm vào thế giới âm thanh như một lối thoát, một khúc quanh, một ngã rẽ tình cờ của thân phận vô thường.
Không chỉ có thế, theo nhận xét của nhiều người “Nhạc của ông đã có đường bay nghệ thuật riêng. Ca từ của Trịnh có mãnh lực diệu kỳ cuốn hút người thưởng ngoạn nghệ thuật…”
“Ướt mi” là ca khúc ra mắt công chúng đầu tiên của Trịnh Công Sơn sau khi rời giường bệnh:
…Buồn ơi trong đêm thâu,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Tình ta đêm về,
Có ấm từng cơn mơ em chưa...
Trong tản văn có tên “Một cõi đi về” đăng trên tạp chí Sóng Nhạc năm 1992, Trịnh Công Sơn viết:
“Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
…
Cái mất không bao giờ mất hẳn
Cái còn không hẳn mãi là còn”
Nói theo cách của nhà báo thể thao nổi tiếng Chánh Trinh (Lý Quý Chung): “Nếu người em trai của Sơn không tung một cú quật, khiến ngực anh đập mạnh xuống sàn nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm giường suốt hai năm, thì chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn... (chưa hẳn xuất sắc?) và mất đi một Trịnh Công Sơn - tài năng âm nhạc…
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn sách “Trịnh Công Sơn: Tôi là ai, là ai…”, các báo và internet)
Theo VTC
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
TƯỞNG NHỚ
Đã lâu rồi, mỗi năm cứ ngày 1/4 ,bạn bè , mọi người xung quanh thường háo hức nghĩ ra những trò nói dối để đùa nhau vui vẻ. Còn mình cứ đến ngày này cậu em lại gọi điện "chị có nhớ hôm nay ngày gì không đấy". Tất nhiên là năm nào mình cũng nhớ , nhớ ngày này năm 2001 . Ngày đó mình lên THÁI NGUYÊN thăm em gái đang học ĐH. Ngồi trên xe khách ,nghe đài đưa tin TCS mất. Mình còn nghĩ : "có khi nào đài cũng đùa vào ngày 1/4 không nhỉ?" Ngày đó còn trẻ , tâm hồn còn mơ mộng . Tin đó đã làm mình nghẹn ngào rơi nước mắt suốt chặng đường, quên cả say xe.
Tối đó mấy chị em đến TRỊNH QUÁN , uống cafe với chương trình ca nhạc "thương tiếc TCS" . Dù hát không hay và rất rất hiếm khi dám hát trước đám đông vậy mà hôm đó dám ghi tên lên hát bài "Cho một người vừa nằm xuống" ...
Và hôm nay dù rất bận , vẫn muốn viết chút gì cho một người đã đi xa. Người đã cho mình những mộng mơ, những rung động từ "Nắng Thủy Tinh" , "Tuổi đời mên mông" "Nhớ mùa thu HÀ NỘI " khi tâm hồn mình còn.. "trong veo". Và suốt về sau này, Người đã an ủi mình những khi tuyệt vọng. Đã chia sẻ những nỗi đau , đồng cảm với những "nỗi vui hay niềm cay đắng" trong cuộc sống của mình. Cũng là người đã ru mình bao đêm dài hun hút... Xin gửi người một lời cầu nguyện. "Xin cho một người vừa nằm xuống, thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang..."
1/4/2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)